Nhu cầu tuyển dụng ngành Công nghệ thông tin hiện nay

Ngành CNTT được dự đoán là một trong những ngành nghề có triển vọng nhất tại Việt Nam nhất là khi nước ta đang hội nhập hóa, toàn cầu hóa sâu rộng với những hiệp định thương mại tự do như CPTT, EVFTA…, chúng ta đang cần nhân lực để bắt kịp với công nghệ của các quốc gia trên thế giới. Thực tế cho thấy trong khi hàng trăm kỹ sư, cử nhân học các ngành nghề khác không tìm được việc làm thì với lĩnh vực CNTT, nhiều doanh nghiệp vẫn không có đủ nhân lực. Thống kê của Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết, hiện nay nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực CNTT là khoảng 250.000 lao động. Theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến công nghệ.

 

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội), trong bối cảnh dịch COVID-19, các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin được đánh giá chưa bao giờ giảm nhiệt. Lĩnh vực công nghệ vẫn có xu hướng tuyển dụng lớn và thường xuyên, ở một số vị trí đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao như: kỹ sư, lập trình viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tuyển dụng, do vậy khá nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch tuyển dụng lâu dài nhằm tìm kiếm những ứng viên tiềm năng. Mức lương doanh nghiệp sẵn sàng trả cho người lao động trong lĩnh vực này chủ yếu từ 7 – 9 triệu đồng/tháng, chiếm 43,75%; trên 15 triệu đồng/tháng, chiếm 25%. Còn theo báo cáo thị trường của TopDev, năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh. Đáng chú ý là hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người.



Các công việc trong ngành tăng trưởng tới 47% những năm qua, nhưng các đơn vị đào tạo chính thống về công nghệ thông tin chỉ cung cấp được khoảng 40% nhu cầu thực tế. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, các đơn vị đào tạo phi truyền thống là hướng đi đúng đắn giúp lấp đầy khoảng trống nhân sự, cũng là khoảng trống của những cơ hội trong ngành IT mà Việt Nam cần. Trong các lĩnh vực công nghệ giàu tiềm năng như Mobile Game, Blockchain, IoT, AI…, các chuyên gia đều đánh giá Việt Nam có đủ tiềm năng và cơ hội để cạnh tranh trên thị trường thế giới, thậm chí là cái nôi cung cấp nguồn nhân sự giỏi cho thế giới. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cứ hễ sinh viên CNTT ra trường là sẽ có việc. Bởi lẽ chất lượng ứng viên cũng là điều mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm. Không đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn khiến các nhà tuyển dụng dù rất “khát” nhân lực nhưng vẫn không thể tuyển dụng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” nhân lực trong lĩnh vực này.



Lĩnh vực phát triển APP di động: Nhân viên IT thuộc lĩnh vực này có thể tạo ra các ứng dụng di động, các app trên điện thoại tương tự như Zalo, Facebook… Hiện nay, phát triển ứng dụng di động được thực hiện trên những nền tảng phổ biến như IOS, Android, Windows Phone.

Lĩnh vực phát triển web (Web Developer): Nhân viên IT còn có thể là những người phát triển web hay còn được biết đến với cái tên phổ biến hơn là Web Developer. Họ là những lập trình viên công nghệ thông tin (CNTT) tham gia vào việc tạo và phát triển ứng dụng World Wide Web (www). Có 2 loại website là web động và web tĩnh nhưng lập trình viên chỉ tạo web động. Web động còn bao gồm cả các web ứng dụng. Một ngôn ngữ trình duyệt web phổ biến là PHP. Web Developer sẽ sử dụng ngôn ngữ kịch bản lệnh PHP (Hypertext Pre) để viết các ứng dụng web từ máy chủ.

Lĩnh vực lập trình nhúng: Những chiếc ô tô, máy bay… hiện đại ngày nay có rất nhiều chip để xử lý các lệnh trong quá trình vận hành. Người lập trình các con chip này chính là các lập trình viên nhúng. Và mỗi bộ phận này chính là một hệ thống nhúng.

Lĩnh vực phát triển game: Lĩnh vực phát triển game luôn trong tình trạng “thừa cầu thiếu cung” vì vậy nếu bạn đam mê lĩnh vực này đừng ngần ngại ứng tuyển vào các vị trí nhân viên phát triển game của các công ty phát hành game

Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI): Facebook có thể nhận diện hình ảnh, google nhận diện giọng nói, SoftBank chế tạo robot Pepper làm lễ tân… tất cả đều là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì AI thực sự là công việc hấp dẫn với nhu cầu nhân lực lớn.

Bảo mật thông tin: nhân viên IT hoạt động trong lĩnh vực bảo mật thông tin cũng là một vị trí mà công ty nào cũng cần. Một kỹ sư IT trong lĩnh vực bảo mật, đặc biệt là điện toán đám mây sẽ là nghề có cơ hội việc làm rất cao.

 

Kết hợp với các ngành nghề khác: Nhân viên IT còn đảm bảo cho hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các công ty ngoài ngành CNTT vận hành trơn tru. Công việc có thể bao gồm cả việc cài đặt hệ thống mạng, đảm bảo các phần cứng như máy móc, bàn phím, màn hình… hoạt động hiệu quả, sửa chữa khi cần thiết. Bên cạnh đó, nhân viên IT còn có thể hoạt động trong mọi ngành như y tế, giáo dục, giải trí.

Bài viết được đánh dấu

Ai là người phù hợp với ngành Thiết kế đồ họa?

Đặc thù của ngành thiết kế đồ họa là cần phải có sự sáng tạo. Các sản phẩm luôn đòi hỏi phải có sự thẩm mỹ, có sự tác động mạnh mẽ đến người nhìn. Nên nếu không có óc sáng tạo, những sản phẩm có sự đột phá, rất dễ gây nhàm chán đối với công chúng. Vì thế, những bạn có khả năng thẩm mỹ cao, có sự tinh tế, sự độc đáo rất nên kết thân với ngành học này.

Chi tiết
Cơ hội việc làm và mức lương khi học ngành Thiết kế đồ họa

Hiện nay, nhu cầu lao động làm việc trong ngành Thiết kế đồ họa đang rất thiếu hụt. Vì vậy, theo học ngành này bạn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên có thể làm những công việc sau: Thiết kế đồ hoạ 2D, Thiết kế web - App, Thiết kế đồ họa 3D, MultiMedia, Giảng viên,...

Chi tiết
Thiết kế đồ họa cần học những gì? Các môn học của ngành Thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa cần học những gì? Dưới đây là đáp án chính xác nhất cho những ai đang học và chuẩn bị học ngành nghề nói. Thông thường, mỗi trường đại học cao đẳng sẽ có chương trình đào tạo của riêng mình; nhưng nhìn chung nội dung kiến thức đại cương và chuyên ngành là giống nhau. Sự khác biệt chỉ nằm ở các môn học tự chọn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập của sinh viên.

Chi tiết
Top 5 phần mềm viết code tốt nhất mà bạn nên sử dụng

Công việc của một lập trình viên là viết code để tạo ra các chương trình, và để viết được code thì chúng ta cần những phần mềm viết code. Phụ thuộc vào ngôn ngữ, nền tảng lập trình mà mỗi anh em Dev sẽ lựa chọn sử dụng cho mình một IDE hay Code Editor riêng.

Chi tiết
HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN RA LÀM GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Khi nhắc đến Công nghệ thông tin, chúng ta không cần phải bàn cãi quá nhiều về mức độ “hot” và xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm của ngành nghề này, đặc biệt là trong những năm trở lại đây. Một trong những câu hỏi đặt ra nhiều nhất bởi các bạn học sinh và sinh viên là “Học Công nghệ thông tin ra làm gì?”.

Chi tiết

Bài viết liên quan

Ai là người phù hợp với ngành Thiết kế đồ họa?

Đặc thù của ngành thiết kế đồ họa là cần phải có sự sáng tạo. Các sản phẩm luôn đòi hỏi phải có sự thẩm mỹ, có sự tác động mạnh mẽ đến người nhìn. Nên nếu không có óc sáng tạo, những sản phẩm có sự đột phá, rất dễ gây nhàm chán đối với công chúng. Vì thế, những bạn có khả năng thẩm mỹ cao, có sự tinh tế, sự độc đáo rất nên kết thân với ngành học này.

Chi tiết
Cơ hội việc làm và mức lương khi học ngành Thiết kế đồ họa

Hiện nay, nhu cầu lao động làm việc trong ngành Thiết kế đồ họa đang rất thiếu hụt. Vì vậy, theo học ngành này bạn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên có thể làm những công việc sau: Thiết kế đồ hoạ 2D, Thiết kế web - App, Thiết kế đồ họa 3D, MultiMedia, Giảng viên,...

Chi tiết
Thiết kế đồ họa cần học những gì? Các môn học của ngành Thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa cần học những gì? Dưới đây là đáp án chính xác nhất cho những ai đang học và chuẩn bị học ngành nghề nói. Thông thường, mỗi trường đại học cao đẳng sẽ có chương trình đào tạo của riêng mình; nhưng nhìn chung nội dung kiến thức đại cương và chuyên ngành là giống nhau. Sự khác biệt chỉ nằm ở các môn học tự chọn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập của sinh viên.

Chi tiết
Top 5 phần mềm viết code tốt nhất mà bạn nên sử dụng

Công việc của một lập trình viên là viết code để tạo ra các chương trình, và để viết được code thì chúng ta cần những phần mềm viết code. Phụ thuộc vào ngôn ngữ, nền tảng lập trình mà mỗi anh em Dev sẽ lựa chọn sử dụng cho mình một IDE hay Code Editor riêng.

Chi tiết
HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN RA LÀM GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Khi nhắc đến Công nghệ thông tin, chúng ta không cần phải bàn cãi quá nhiều về mức độ “hot” và xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm của ngành nghề này, đặc biệt là trong những năm trở lại đây. Một trong những câu hỏi đặt ra nhiều nhất bởi các bạn học sinh và sinh viên là “Học Công nghệ thông tin ra làm gì?”.

Chi tiết

Copyright © 05/2018 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN | CTIM

Developed by: Quang Sáng