Top 5 phần mềm viết code tốt nhất mà bạn nên sử dụng

Công việc của một lập trình viên là viết code để tạo ra các chương trình, và để viết được code thì chúng ta cần những phần mềm viết code. Phụ thuộc vào ngôn ngữ, nền tảng lập trình mà mỗi anh em Dev sẽ lựa chọn sử dụng cho mình một IDE hay Code Editor riêng. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau điểm qua top 5 phần mềm viết code tốt nhất hiện nay xem trong danh sách này có IDE mà bạn đang sử dụng không nhé.



IDE vs Code  Editor

Trước tiên khi nói đến phần mềm viết code thì thường sẽ được chia thành 2 loại: IDE và Code Editor, trong đó:

IDE (Integrated Development Environment) – môi trường phát triển tích hợp là phần mềm dùng để xây dựng các ứng dụng kết hợp sẵn các công cụ phổ biến cho lập trình viên vào một giao diện duy nhất.
Code Editor – là một công cụ để làm việc với văn bản trong tập tin cùng một số hỗ trợ về định dạng code cũng như gợi ý từ khóa theo ngôn ngữ lập trình, anh em lập trình dùng nó đơn thuần để viết code và lưu ở dạng văn bản thuần túy.

Điểm khác nhau cơ bản giữa IDE và Code Editor là việc IDE được tích hợp sẵn các trình biên dịch giúp bạn có thể triển khai code (build, test, deploy) ngay lúc lập trình. Vì vậy nếu bạn lập trình ứng dụng trên PC hay mobile, thông thường IDE sẽ được lựa chọn để có thể build code và kiểm tra tính đúng đắn ngay lập tức. Tuy nhiên ngược lại, Code Editor sẽ được ưu tiên với các công việc lập trình mà không đòi hỏi việc build, deploy phức tạp; ví dụ như làm Front-end Web.

Trong bài viết này mình sẽ gộp chung danh sách IDE và Code Editor vào và chỉ quan tâm đến mức độ phổ biến cùng sự hỗ trợ dành cho Developer trong công việc lập trình nhé.

1. Visual Studio Code

VS Code là một Code Editor được phát triển bởi Microsoft, hỗ trợ cả 3 nền tảng Windows, Linux và MacOS với nhiều tính năng tích hợp và các thành phần mở rộng (extensions) hỗ trợ rất nhiều cho lập trình viên trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Những tính năng nổi bật của VS Code bao gồm:



- Hỗ trợ lập trình đa ngôn ngữ: C, Java, JavaScript, Python, TypeScript, …
- Gọn nhẹ, giao diện thân thiện dễ sử dụng
- IntelliSense hỗ trợ hoàn thành mã một cách thông minh giúp tăng tốc lập trình
- Tích hợp nhiều tính năng cần thiết như Git, Debug, Terminal, …
- Vẫn đang được phát triển và bổ sung thêm nhiều phần tích hợp mở rộng

2. Microsoft Visual Studio

Mặc dù cùng nhà phát triển và logo, tên gọi tương đối giống nhau nhưng Visual Studio khác hoàn toàn Visual Studio Code nhé các bạn. Visual Studio là một IDE chuyên nghiệp hàng đầu dành cho việc phát triển ứng dụng dành cho hệ sinh thái Windows. Với Visual Studio bạn có thể làm mọi công việc liên quan đến lập trình từ viết code, phân tích, debug, kiểm thử, deploy phần mềm,… Có thể nói lập trình viên phát triển dự án liên quan đến hệ sinh thái Windows thì không thể không sử dụng Visual Studio.



Visual Studio hỗ trợ đa ngôn ngữ lập trình như C, C++, C# hay JS (JavaScript và TypeScript) đến Python,… ngoài ra nó được tích hợp vô số các tính năng và giải pháp giúp bạn xây dựng, phát triển, kết nối đến các dịch vụ mà Microsoft cung cấp. Tuy vậy thì nhược điểm của Visual Studio chính là việc nó khá nặng và chỉ thích hợp với nền tảng Windows (mặc dù đã có phiên bản VS trên MacOS nhưng chủ yếu sử dụng như một code editor). VS có 3 phiên bản (SKU):

Community: miễn phí với những tính năng cơ bản cho lập trình viên
Professional và Enterprise: là những phiên bản trả phí với nhiều tính năng nâng cao liên quan đến thiết kế, kiến trúc,… dành riêng cho các doanh nghiệp

3. Xcode

Nếu như Windows có Visual Studio thì MacOS có Xcode – một IDE được Apple phát triển riêng dành cho hệ sinh thái của họ để phát triển ứng dụng trên các hệ điều hành MacOS, iOS, iPadOS. Lập trình viên làm việc với các hệ điều hành của Apple để tạo ứng dụng, phần mềm thì sẽ phải làm việc cùng Xcode. Xcode được tích hợp sẵn đầy đủ các bộ SDK cần thiết cùng trình biên dịch, soạn thảo khác cho việc xây dựng ứng dụng, nó cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ từ Objective-C, Java, Python, Swift, …



Lập trình viên có thể download miễn phí Xcode trên AppStore và sử dụng; tất nhiên là Xcode chỉ có thể chạy trên hệ điều hành MacOS. Điểm độc quyền này của Xcode cũng chính là điểm mạnh của IDE này với khả năng đồng bộ hệ sinh thái của Apple mà không cần cài hay sử dụng thêm một công cụ nào khác để lập trình từ MacOS đến iOS hay iPadOS.

4. Sublime Text

Nếu như bạn là một lập trình viên thích sự đơn giản, gọn nhẹ với công việc lập trình không đòi hỏi cần những công cụ biên dịch nặng nề thì Sublime Text là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Sublime Text là một Code Editor vô cùng nhẹ nhàng nhưng cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho anh em Dev trong việc viết code. Nó cũng hỗ trợ tất cả các nền tảng Windows, MacOS, Linux với dung lượng cài đặt cực kỳ nhẹ, rất thích hợp với các máy tính có cấu hình và dung lượng bộ nhớ hạn chế. Một vài ưu điểm của Sublime Text:



- Khả năng tùy biến mạnh mẽ
- Hỗ trợ tìm kiếm ấn tượng với 2 chức năng Goto và Command Palette
- Hiệu suất mạnh mẽ với khả năng chuyển đổi qua lại giữa nhiều dự án (không gian làm việc) gần như ngay lập tức
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ lập trình với các tính năng tự hoàn thành code, gợi ý code hay đánh dấu cú pháp

5. IntelliJ IDEA

Cái tên cuối cùng mình muốn đề cập đến trong bài viết này là một IDE dành cho Java là IntelliJ IDEA, được phát triển bởi JetBrains. Java là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất với lịch sử lâu đời, và việc IntelliJ luôn được xếp vào top 4 công cụ lập trình Java hàng đầu cho thấy nó được cộng đồng lập trình viên đánh giá cao thế nào bên cạnh những Eclipse, NetBeans và Jdeveloper (Oracle). Ngoài ra nếu bạn là một lập trình viên phát triển ứng dụng Android thì cũng có thể biết đến IDE Android Studio được Google phát triển dựa trên phiên bản cộng đồng mã nguồn mở của IntelliJ IDEA.



Ưu điểm của IntelliJ IDEA:

- Hỗ trợ đa dạng các ngôn ngữ: Java, JS, PHP, Python, …
- Tính năng gợi ý code, đưa ra gợi ý sửa code tự động thông minh
- Tích hợp nhiều công cụ kết nối đến các cơ sở dữ liệu khác nhau như PostgreSQL, MySQL, Oracle, SQL Server
- Tính năng hỗ trợ tái cấu trúc source code theo chuẩn

Kết bài

Trên đây là top 5 phần mềm viết code tốt và phổ biến nhất hiện nay. Tùy thuộc vào từng ngôn ngữ, nền tảng mà anh em lập trình viên sẽ lựa chọn một IDE hay Code Editor phù hợp cho mình. Tuy nhiên việc lựa chọn các IDE tốt sẽ giúp bạn cải thiện được khả năng, tốc độ làm việc đồng thời giúp đồng bộ source code trong một team dự án tốt hơn. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.

Theo Phạm Minh Khoa (https://topdev.vn/)
Link bài viết: https://topdev.vn/blog/top-5-phan-mem-viet-code/

Bài viết được đánh dấu

Ai là người phù hợp với ngành Thiết kế đồ họa?

Đặc thù của ngành thiết kế đồ họa là cần phải có sự sáng tạo. Các sản phẩm luôn đòi hỏi phải có sự thẩm mỹ, có sự tác động mạnh mẽ đến người nhìn. Nên nếu không có óc sáng tạo, những sản phẩm có sự đột phá, rất dễ gây nhàm chán đối với công chúng. Vì thế, những bạn có khả năng thẩm mỹ cao, có sự tinh tế, sự độc đáo rất nên kết thân với ngành học này.

Chi tiết
Cơ hội việc làm và mức lương khi học ngành Thiết kế đồ họa

Hiện nay, nhu cầu lao động làm việc trong ngành Thiết kế đồ họa đang rất thiếu hụt. Vì vậy, theo học ngành này bạn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên có thể làm những công việc sau: Thiết kế đồ hoạ 2D, Thiết kế web - App, Thiết kế đồ họa 3D, MultiMedia, Giảng viên,...

Chi tiết
Thiết kế đồ họa cần học những gì? Các môn học của ngành Thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa cần học những gì? Dưới đây là đáp án chính xác nhất cho những ai đang học và chuẩn bị học ngành nghề nói. Thông thường, mỗi trường đại học cao đẳng sẽ có chương trình đào tạo của riêng mình; nhưng nhìn chung nội dung kiến thức đại cương và chuyên ngành là giống nhau. Sự khác biệt chỉ nằm ở các môn học tự chọn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập của sinh viên.

Chi tiết
Top 5 phần mềm viết code tốt nhất mà bạn nên sử dụng

Công việc của một lập trình viên là viết code để tạo ra các chương trình, và để viết được code thì chúng ta cần những phần mềm viết code. Phụ thuộc vào ngôn ngữ, nền tảng lập trình mà mỗi anh em Dev sẽ lựa chọn sử dụng cho mình một IDE hay Code Editor riêng.

Chi tiết
HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN RA LÀM GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Khi nhắc đến Công nghệ thông tin, chúng ta không cần phải bàn cãi quá nhiều về mức độ “hot” và xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm của ngành nghề này, đặc biệt là trong những năm trở lại đây. Một trong những câu hỏi đặt ra nhiều nhất bởi các bạn học sinh và sinh viên là “Học Công nghệ thông tin ra làm gì?”.

Chi tiết

Bài viết liên quan

Ai là người phù hợp với ngành Thiết kế đồ họa?

Đặc thù của ngành thiết kế đồ họa là cần phải có sự sáng tạo. Các sản phẩm luôn đòi hỏi phải có sự thẩm mỹ, có sự tác động mạnh mẽ đến người nhìn. Nên nếu không có óc sáng tạo, những sản phẩm có sự đột phá, rất dễ gây nhàm chán đối với công chúng. Vì thế, những bạn có khả năng thẩm mỹ cao, có sự tinh tế, sự độc đáo rất nên kết thân với ngành học này.

Chi tiết
Cơ hội việc làm và mức lương khi học ngành Thiết kế đồ họa

Hiện nay, nhu cầu lao động làm việc trong ngành Thiết kế đồ họa đang rất thiếu hụt. Vì vậy, theo học ngành này bạn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên có thể làm những công việc sau: Thiết kế đồ hoạ 2D, Thiết kế web - App, Thiết kế đồ họa 3D, MultiMedia, Giảng viên,...

Chi tiết
Thiết kế đồ họa cần học những gì? Các môn học của ngành Thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa cần học những gì? Dưới đây là đáp án chính xác nhất cho những ai đang học và chuẩn bị học ngành nghề nói. Thông thường, mỗi trường đại học cao đẳng sẽ có chương trình đào tạo của riêng mình; nhưng nhìn chung nội dung kiến thức đại cương và chuyên ngành là giống nhau. Sự khác biệt chỉ nằm ở các môn học tự chọn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập của sinh viên.

Chi tiết
HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN RA LÀM GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Khi nhắc đến Công nghệ thông tin, chúng ta không cần phải bàn cãi quá nhiều về mức độ “hot” và xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm của ngành nghề này, đặc biệt là trong những năm trở lại đây. Một trong những câu hỏi đặt ra nhiều nhất bởi các bạn học sinh và sinh viên là “Học Công nghệ thông tin ra làm gì?”.

Chi tiết
NHỮNG MÔN HỌC CẦN THIẾT TRONG NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

Ngành Thiết kế đồ họa yêu cầu nhiều kỹ năng và kiến thức đa dạng. Dưới đây là một số môn học cơ bản mà bạn có thể cần phải học trong quá trình đào tạo để trở thành một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.

Chi tiết

Copyright © 05/2018 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN | CTIM

Developed by: Quang Sáng