Sự khác nhau giữa Coder, Programmer và Developer

1. Coder



Nếu bạn có 1 vấn đề rõ ràng và 1 giải pháp rõ ràng được mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc giải mã, bạn cần 1 ‪Coder để chuyển chúng sang ngôn ngữ của máy tính (Chỉ code).

Coder – (hay thợ code), khi được giao việc code một chương trình nào đó thường cần phải kèm theo một bản mô tả chi tiết chương trình, rất thạo việc viết mã, viết nhanh và làm cho chương trình chạy đúng như mô tả, nhưng hầu hết trường hợp là sản phẩm không gọn gàng lắm nếu nhìn vô code. 

Bất cứ ai khi viết code thường được người không rành công nghệ gọi là một coder. Tuy nhiên, thuật ngữ này có thể xem xét và sử dụng cho những ai sống bằng viết chương trình ứng dụng mỗi ngày. Coder thường được sử dụng cho những programmer có ít kinh nghiệm và được đào tạo ít nhất. Họ thường không có đủ kiến thức về các thuật toán như programmer hay developer, cũng như thường là cách gọi cho người mới bắt đầu vào nghề, và chỉ biết một ngôn ngữ lập trình duy nhất như là ngôn ngữ C, Java, PHP,… Coder thường được giao các công việc viết các đoạn mã đơn giản do các developer phân công. Trong một số trường hợp, coder còn được thay thế bằng “Junior Programmer” hoặc “Junior Developer”.

2. Programer



Nếu bạn có 1 vấn đề rõ ràng nhưng không có giải pháp rõ ràng, bạn cần một ‪Programer để giải quyết vấn đề, sau đó code. (Giải quyết vấn đề + code).

Programmer là người có chuyên môn hơn một chút. Họ có thể tạo ra phần mềm máy tính ở bất kỳ ngôn ngữ lập trình máy tính cơ bản nào, như Java, Python, Lisp,… Programmer được cho là vượt xa Coder, họ có thể chỉ chuyên môn trong một lĩnh vực hay thậm chí là viết hướng dẫn cho nhiều loại hệ thống khác nhau.

Programmer cũng am hiểu khá tốt về thuật toán. Họ cũng khá giống với Developer nhưng khác ở chỗ là Programmer chủ yếu chỉ triển khai hệ thống, trong khi Developer có thể thiết kế hoặc xây dựng một cấu trúc dữ liệu tốt trong phần mềm. Ngoài ra, Programmer sẽ quan tâm nhiều hơn vào chi tiết.

3. Developer



Nếu bạn cảm thấy mình có vấn đề cần giải quyết nhưng không thể định nghĩa rõ ràng được, bạn cần 1 ‪Developer để giúp bạn tìm ra vấn đề trước, sau đó xử lý nó. (Phân tích + Giải quyết Vấn Đề + Code).

Developer – Có tầm nhìn khái quát vấn đề, có khả năng sử dụng nhiều hệ thống khác nhau, nhiều ngôn ngữ lập trình, phối hợp chúng với nhau để giải quyết vấn đề. Những người này thường không chỉ làm việc chỉ với code mà cả với con người, thường là giao tiếp tốt, tiếp nhận vấn đề, phân tích và xây dựng giải pháp, rồi anh ta sẽ đưa ra thiết kế của các chương trình, cũng như cung cấp các mô tả chi tiết cho programmer và coder.

Vì vậy chúng ta có thể đúc kết được cơ sở để phân biệt các thuật ngữ này là dựa vào kĩ năng như am hiểu về công nghệ, kĩ thuật, thiết kế, về thuật toán, kĩ năng viết code…, dựa trên kinh nghiệm code thực tế (có thể quy bằng số năm như 1 năm hay 2 năm, hoặc bằng các ứng dụng đã tạo ra…), và cũng có thể dựa trên vị trí công việc của mỗi người tại một công ty.

Bài viết được đánh dấu

Ai là người phù hợp với ngành Thiết kế đồ họa?

Đặc thù của ngành thiết kế đồ họa là cần phải có sự sáng tạo. Các sản phẩm luôn đòi hỏi phải có sự thẩm mỹ, có sự tác động mạnh mẽ đến người nhìn. Nên nếu không có óc sáng tạo, những sản phẩm có sự đột phá, rất dễ gây nhàm chán đối với công chúng. Vì thế, những bạn có khả năng thẩm mỹ cao, có sự tinh tế, sự độc đáo rất nên kết thân với ngành học này.

Chi tiết
Cơ hội việc làm và mức lương khi học ngành Thiết kế đồ họa

Hiện nay, nhu cầu lao động làm việc trong ngành Thiết kế đồ họa đang rất thiếu hụt. Vì vậy, theo học ngành này bạn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên có thể làm những công việc sau: Thiết kế đồ hoạ 2D, Thiết kế web - App, Thiết kế đồ họa 3D, MultiMedia, Giảng viên,...

Chi tiết
Thiết kế đồ họa cần học những gì? Các môn học của ngành Thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa cần học những gì? Dưới đây là đáp án chính xác nhất cho những ai đang học và chuẩn bị học ngành nghề nói. Thông thường, mỗi trường đại học cao đẳng sẽ có chương trình đào tạo của riêng mình; nhưng nhìn chung nội dung kiến thức đại cương và chuyên ngành là giống nhau. Sự khác biệt chỉ nằm ở các môn học tự chọn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập của sinh viên.

Chi tiết
Top 5 phần mềm viết code tốt nhất mà bạn nên sử dụng

Công việc của một lập trình viên là viết code để tạo ra các chương trình, và để viết được code thì chúng ta cần những phần mềm viết code. Phụ thuộc vào ngôn ngữ, nền tảng lập trình mà mỗi anh em Dev sẽ lựa chọn sử dụng cho mình một IDE hay Code Editor riêng.

Chi tiết
HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN RA LÀM GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Khi nhắc đến Công nghệ thông tin, chúng ta không cần phải bàn cãi quá nhiều về mức độ “hot” và xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm của ngành nghề này, đặc biệt là trong những năm trở lại đây. Một trong những câu hỏi đặt ra nhiều nhất bởi các bạn học sinh và sinh viên là “Học Công nghệ thông tin ra làm gì?”.

Chi tiết

Bài viết liên quan

Ai là người phù hợp với ngành Thiết kế đồ họa?

Đặc thù của ngành thiết kế đồ họa là cần phải có sự sáng tạo. Các sản phẩm luôn đòi hỏi phải có sự thẩm mỹ, có sự tác động mạnh mẽ đến người nhìn. Nên nếu không có óc sáng tạo, những sản phẩm có sự đột phá, rất dễ gây nhàm chán đối với công chúng. Vì thế, những bạn có khả năng thẩm mỹ cao, có sự tinh tế, sự độc đáo rất nên kết thân với ngành học này.

Chi tiết
Cơ hội việc làm và mức lương khi học ngành Thiết kế đồ họa

Hiện nay, nhu cầu lao động làm việc trong ngành Thiết kế đồ họa đang rất thiếu hụt. Vì vậy, theo học ngành này bạn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên có thể làm những công việc sau: Thiết kế đồ hoạ 2D, Thiết kế web - App, Thiết kế đồ họa 3D, MultiMedia, Giảng viên,...

Chi tiết
Thiết kế đồ họa cần học những gì? Các môn học của ngành Thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa cần học những gì? Dưới đây là đáp án chính xác nhất cho những ai đang học và chuẩn bị học ngành nghề nói. Thông thường, mỗi trường đại học cao đẳng sẽ có chương trình đào tạo của riêng mình; nhưng nhìn chung nội dung kiến thức đại cương và chuyên ngành là giống nhau. Sự khác biệt chỉ nằm ở các môn học tự chọn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập của sinh viên.

Chi tiết
Top 5 phần mềm viết code tốt nhất mà bạn nên sử dụng

Công việc của một lập trình viên là viết code để tạo ra các chương trình, và để viết được code thì chúng ta cần những phần mềm viết code. Phụ thuộc vào ngôn ngữ, nền tảng lập trình mà mỗi anh em Dev sẽ lựa chọn sử dụng cho mình một IDE hay Code Editor riêng.

Chi tiết
HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN RA LÀM GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Khi nhắc đến Công nghệ thông tin, chúng ta không cần phải bàn cãi quá nhiều về mức độ “hot” và xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm của ngành nghề này, đặc biệt là trong những năm trở lại đây. Một trong những câu hỏi đặt ra nhiều nhất bởi các bạn học sinh và sinh viên là “Học Công nghệ thông tin ra làm gì?”.

Chi tiết

Copyright © 05/2018 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN | CTIM

Developed by: Quang Sáng